Cách vẽ chân dung nghệ thuật bằng bút chì cho người mới (phần 2)

Ngày: 09/01/2024
3. Hướng dẫn cách vẽ tranh chân dung chì

Dưới đây là một vài hướng dẫn về cách vẽ ảnh chân dung người bằng bút chì:

3.1. Kỹ thuật vẽ tranh chân dung cơ bản nhất

Nếu là người vừa mới làm quen với tranh chân dung, ắt hẳn sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Bài chân dung khi hoàn thành, bài vẽ bị cứng ngắc và có cảm giác vô hồn. Đó là những điều bạn không bao giờ muốn trong bộ môn này.
Đừng lo lắng, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn những kỹ thuật, bước cơ bản để có bức chân dung đẹp.

3.2. Những bước cơ bản khi vẽ chân dung cần phải nắm

Trước khi bắt đầu, bạn cần phải nắm được các bước cơ bản khi vẽ tranh chân dung nghệ thuật.

3.2.1. Tỉ lệ giữa đầu và mặt

Đây là bước đầu tiên cơ bản nhất và cũng là quan trọng nhất. Nó giúp xác định những chi tiết trên khuôn mặt để vẽ chính xác hơn.

• Phần từ cằm đến chân mũi phải bằng với phần từ chân mũi đến ngang lông mày.
• Phần chân mũi đến ngang lông mày phải bằng phần ngang lông mày đến chân tóc.
• Phần còn lại, khoảng còn tầm 1/2, là tóc.

3.2.2. Tỉ lệ chia theo bộ phận của mặt

Điều quan trọng bạn cần nhớ khi vẽ tranh chân dung nghệ thuật là phải chia khuôn mặt làm 3 phần. Và 3 phần này phải bằng nhau. Trong đó:

• Từ chân tóc đến phần lông mày;
• Từ phần lông mày đến phần chân mũi;
• Từ phần chân mũi đến cằm.
 

Phân chia vị trí và tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt

Và ở trong 3 phần này, tỉ lệ của các chi tiết bộ phận trên khuôn mặt sao cho cân khớp:

• Trán: Tính từ phần chân mày đến chân tóc.
• Mắt: Khoảng 1/3 từ lông mày đến chân mũi. Khoảng cách giữa 2 mắt bằng khoảng 1/5 chiều rộng của khuôn mặt. Ngoài ra, chiều dài 1 con mắt nên bằng khoảng 1/5 chiều rộng khuôn mặt
• Miệng: Nên ở vị trí 1/3 từ phần chân mũi đến cằm. Và chi tiết miệng nên rộng hơn mũi.
• Tai: Có chiều dài bằng khoảng từ phần ngang lông mày đến chân mũi.
• Hai thái dương: Nên bằng khoảng 1/5 chiều rộng của khuôn mặt.
• Mũi: Chi tiết này nên rộng hơn khoảng cách giữa 2 mắt.
• Chi tiết tóc: Tính từ chân tóc cho đến đỉnh đầu.

Điều tiếp theo bạn nên lưu ý, đó là vẽ phác họa gương mặt và đường trục khuôn mặt. Bởi vì sự thay đổi của đường trục ở các hướng khác nhau thì khuôn mặt cũng sẽ khác nhau.

• Mặt cúi xuống thì phần trán sẽ dài hơn, còn phần mũi và cằm sẽ ngắn lại.
• Mặt ngẩng lên thì phần cằm sẽ dài hơn, còn phần mũi và trán sẽ ngắn lại.
 

Các đường trục của khuôn mặt khi nhìn các hướng

3.2.3. Chi tiết mắt

Lòng đen: Phần chính của đôi mắt, nơi thể hiện tâm hồn của nhân vật. Nó có dạng hình tròn, và có màu đen hoặc màu nâu ở người da vàng và người da đen. Còn đối với người da trắng, nó thường sẽ có màu xanh, xám hoặc nâu.

Những người bị bạch tạng thì thường có lòng đen màu đỏ máu. Người mù hay người già suy giảm thị lực thường sẽ có màu xanh lam đục.

Lòng trắng: Kích thước của lòng trắng so với lòng đen cũng phần nào thể hiện được tâm hồn của nhân vật. Nếu nhân vật có phần lòng trắng nhiều sẽ tạo cảm giác không lương thiện. Trẻ em thường có tỉ lệ lòng đen so với lòng trắng nhiều hơn người lớn.

Lòng trắng thường có màu trắng đục, hoặc có những màu khác như xanh da trời, vàng nhạt hay xám nhạt.

Mí mắt: Thường sẽ có hai mí mắt là mí trên và mí dưới. Người da vàng có thể chỉ có một mí mắt, hoặc là mí lót. Những người lớn tuổi hay vất vả nhiều thường sẽ có mí mắt dưới dễ thấy hơn.


Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn

Lông mi: Chi tiết này ở người da vàng thường ngắn và không cong. Trong khi ở người da đen thì nó dài nhưng lại không cong. Còn với người da trắng thì lông mi dài và cong.

Đôi mắt có lông mi rậm tạo cảm giác có tình cảm và có chiều sâu cho đôi mắt.

Lông mày: Đây cũng là bộ phận không kém phần quan trọng trong việc thể hiện tâm hồn của nhân vật. Đàn ông thường sẽ có phần lông mày rậm hơn, giúp thể hiện sức mạnh và độ nam tính. Do vậy, đàn ông có lông mày nhạt sẽ tạo cảm giác không mạnh mẽ, thiếu quyết đoán.

Ngược lại, nhân vật nữ nếu có lông mày rậm và dài sẽ tạo cảm giác không dịu dàng, hiền thục. Lông mày xếch lên tạo cảm giác đanh đá và cứng đầu. Còn lông mày cụp xuống giúp tạo cảm giác hiền lành, dễ gần.

3.2.4. Chi tiết mũi

Đây cũng là một bộ phận quan trọng trên khuôn mặt mà bạn cần phải trau chuốt.

Sống mũi: Đây là phần thể hiện sự khác biệt nhất giữa người da vàng, da trắng và da đen. Người da vàng thường có sống mũi tẹt không nổi rõ trên khuôn mặt.

Còn với người da vàng và da đen, họ có phần xương mũi gồ lên, tạo thành điểm “gãy” rõ.

Đỉnh mũi: Ở người da trắng, đỉnh mũi thường nhọn trong khi ở người da vàng và da đen thường tròn. Một số người có mũi hếch, và một số thì có mũi khoằm.

Cánh mũi: Cánh mũi càng nhỏ thì càng đẹp, nhưng thường chi tiết này được lược bỏ đi.

Lỗ mũi: Lỗ mũi càng nhỏ và càng ít lộ ra thì càng đẹp.

3.2.5. Chi tiết miệng

Thực tế, mỗi người đều có kiểu miệng khác nhau. Khi mỉm cười, nét miệng mất dần độ cong còn mép miệng bắt đầu nhích lên. Còn khi cười tươi, thường sẽ làm lộ ra cả hàm trên và dưới, môi sẽ mất đi độ dày vốn có.


Chi tiết miệng khi ở các trạng thái khác nhau

Khi cười lớn, nét miệng mất đi những chỗ gấp khúc và trở thành đường cong liền nét.

Vận hành và phát triển bởi Techreal.vn